BÀI SUY NIỆM VỀ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
Đức Maria hồn xác lên trời (Assumpta) Lm Hà Văn Minh Giống như sự khởi đầu hiện hữu của Đức Maria trên trần thế, đoạn kết của đời sống thế trần của Mẹ cũng được Thiên Chúa thánh hiến: Theo truyền thống Giáo huấn công giáo thì “Đức Maria sau khi hoàn tất cuộc sống trần thế đã được đưa về trời vinh quang cả hồn lẫn xác” (DH 3903). Những sinh hoạt tôn kính Đức Maria vào thế kỷ thứ 6. đã nhắc đến việc thân xác Đức Maria được đưa về trời. Dĩ nhiên việc khẳng định nầy đã đưa lại nhiều vấn nạn, vì nó không dựa vào một chứng cứ lịch sử nào. Ở Đông phương vào thế kỷ thứ 6. và ở Tây phương vào thế kỷ thứ 7. và 8. ngươì ta nói đến lễ Đức Maria ngủ (koimesis / dormitio). Bên Tây phương lễ tưởng nhớ cái chết và việc quay trở về quê trời của Mẹ, nối kết với việc tưởng nhớ thân xác của Mẹ không bị mục nát, được coi như đánh dấu việc đưa Mẹ về trời (assumptio Mariae). Điều muốn trình bày là: Cái chết của Đức Maria có một ý nghĩa đức tin quan trọng, phát sinh bởi việc áp dụng về ý nghĩa (application = Nói về những hoa trái của sự cứu chuộc khách quan, do Chúa Kitô thủ đắc một lần là đủ trong lễ Vượt qua, rồi được thông ban cho từng người, tùy theo đức tin, đức mến và các Bí tích mà họ lãnh nhận [Thomas Aquin, Sth III, q. 49, a 3, ad 1] ) được trình bày cách tổng quát nơi thánh kinh về số phận những người chết (1 Thess 4, 14) trên Đức Maria. Sự đồng hình đồng dạng của người chịu Phép rửa với cái chết và sự Phục sinh của Đức Kitô (Phil 3, 12; Eph 2, 5; Col 3,3) và sự chiên ngắm dung nhan Thiên Chúa cách trọn hảo (1 Cor 13, 12; 1 Gia 3, 2) liên kết với tín điều Trọn Đời Đồng Trinh và Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria trong mối tương quan sâu xa với công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô đưa tới nhận thức: Đức Maria như là một con người ở bên Thiên Chúa một cách trọn hảo hoàn toàn, và số phận của từng người được Thiên Chúa phác hoạ lại trong số phận của Mẹ như là mẫu mực và điển hình (typologie). Ngay từ đầu niềm xác tín về việc Đức Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác nối kết cách chặt chẽ với việc tín thác vào lời bầu cử của Đức Maria, như tất cả các Thánh tử đạo và các thánh, Mẹ ở bên Chúa Giêsu, và trong sự hoà hợp với sự trung gian của Đức Kitô, Mẹ nâng đỡ Giáo hội lữ hành trên con đường tiến tới hợp nhất với Đức Kitô, phu quân của mình. Vào thế kỷ thứ 7. và thứ 8. các nhà Thần học có thế giá ở Đông phương đều giảng dạy việc thân xác của Đức Maria được đưa về trời (Germanô thành Constantinopel, Gioan Damacus, Theodor Studion). Ở Tây phương các nhà kinh viện thời hưng thịnh cũng xác tín rằng, Thân xác mang Ngôi lời của Đức Maria là đền thờ Chúa Thánh Thần, đã không bị hủy hoại bởi Nguyên tội (Thomas Aquin, Exp. Sal. Ang.). Có hai tác phẩm nghi ngờ về số phận của Đức Maria: trước tiên là “Adest nobis” (gỉa thuyết cho Ambrosiô Autpertô [† 784] biên soạn) cho rằng, ngươì ta không thể biết về số phận của Đức Maria, kế đến là “Cogitis me” (hình như được biên soạn bởi Paschasiô Radbertô [† 865]) nghi ngờ không biết thân xác của Đức Maria có lên trời vinh hiển hay không. Augustinô trong bộ biên khảo “Ad interrogata” đã xác tín niềm tin về việc thân xác Đức Maria được đưa về trời dựa trên nền tảng chứng cứ Kitô học. Trong khuôn khổ của vấn đề linh hồn – thân xác nơi kinh viện xuất hiện câu hỏi: căn cứ vào phương thế nào mà sự chung hưởng trọn vẹn với phương tiện trần thế (tức thân xác) có thể lĩnh hội được? Câu hỏi hướng tới số phận của thi hài Đức Maria trong khuôn khổ nhân chủng học và cánh chung học. Vấn đề được đặt ra ở đây không nhắm đến sự hợp nhất thân xác trần thế và vinh hiển của Chúa Giêsu, vì nơi Chúa Giêsu nói đến biến cố mạc khải trực tiếp, qua đó Thiên Chúa Cha biểu lộ sự đồng nhất giữa Chúa Giêsu Phục sinh và trần thế qua “ttrạng thái thần khí” của Người biểu tỏ nơi biến cố hiện ra sau khi sống lại. Trong quá trình tiến tới tín điều hóa đức tin về Assumpta, một vài giáo huấn của các Đức Giáo hoàng về việc xác Đức Maria được đưa về trời đóng vai trò quan trọng. Như bức thư “Ex litteris tuis” được Đức Alexander III biên soạn năm 1169: “Đức Maria thụ thai tinh tuyền, sinh nở không đau đớn, và vì thế sau khi chết Mẹ không bị hủy hoại” (“Maria concepit sine pudore, peperit sine dolore, et hinc migravit sine corruptione”) (DH 748), và bản văn nói về việc Đức Maria được đưa về trời cả hồn lẫn xác trong việc cải tổ giờ kinh phụng vụ ghi theo lịch, danh sách các thánh đã qua đời (Martyrologium) (1568) của Đức Pio V, đã có một ảnh hưởng rất lớn. Dựa vào lời thỉnh cầu của các tín hữu và sự nhất trí của toàn thể các Giám mục trong Giáo hội công giáo, Đức Piô XII. Đã ban hành tông sắc “Munificentissimus Deus” (1950) (DH 3900 – 3904) tuyên bố tín điều: “Đây là chân lý đức tin được mặc khải bởi Thiên Chúa: Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, Mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh, sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, đã được đưa về trời vinh hiển cả hồn lẫn xác” (DH 3903). Về cái chết và về thân xác không hư nát của Đức Maria cũng đưa ra vấn nạn: có hay không Đức Maria là người duy nhất trong cộng đoàn các thánh nhân được đặc ân là: toàn thể con người của Mẹ (xác và hồn) được dự phần vào vinh quang của Đấng phục sinh, vinh quang được mặc khải trong biến cố quang lâm, bởi có thể các thánh khác cũng tham dự vào biến cố đó (x. Mt 27, 52)? Theo một chiều kích khác, biến cố lạ thường về sự trọn hảo của Đức Maria có thể không nhìn đến trong một mối tương quan giữa hồn và xác của Mẹ sau khi chết, nhưng đúng hơn là nhìn đến trong mức độ kết hợp của Mẹ với Đức Giêsu Kitô và với ý muốn cứu độ phổ quát của Người đối với Giáo hội và với nhân loại. Qua cái chết mối tương quan cá nhân của con người đối với Thiên Chúa được biểu lộ trong Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Mối tương quan đó được thể hiện trong những mức độ khác nhau, cái mức độ đó liên quan đến sự kết hợp thâm sâu và sự nguyên vẹn của bản tính con người hiện hữu xác hồn. Công bố tín điều về Đức Maria được cả hồn lẫn xác về trời: vì chỉ có Đức Maria là người duy nhất được nối kết với hành vi cứu chuộc của Đức Kitô trong đức tin và trong ân sủng, Mẹ dự phần vào hình thức phục sinh của Đức Kitô như là người được cứu chuộc đầu tiên và được cứu chuộc cách trọn vẹn. Do đó Mẹ là nguyên mẫu (Typus) của tình trạng toàn vẹn của nhân loại đối với Thiên Chúa, Đấng tạo hoá và Đấng toàn hảo. Sự phân biệt giữa Mẹ và các thánh nằm ở chỗ: Đức Maria là nguyên mẫu và là biểu trưng của việc cứu chuộc qua sự kiện Mẹ nối kết một cách thâm sâu với chính công trình cứu chuộc và lời cầu bầu của Mẹ có một ý nghĩa đặc biệt, một chiều kích rộng lớn và một mức độ sâu đậm đối với sự trọn vẹn của toàn thể nhân loại trong ngày quang lâm của Đức Kitô. Đức Maria là nguyên mẫu của Giáo hội và đồng thời, căn cứ vào chức vụ Mẹ Thiên Chúa, là chi thể mang nhiều ý nghĩa nhất đối với Thân thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Bởi đó công đồng Vat. II một lần nữa lập lại xác tín của Giáo hội: “sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm đã được đưa lên trời hưởng phúc vinh quang cả hồn lẫn xác, và được Thiên Ch1ua tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ để nên giống Con Ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa (x. Kh 19, 16), Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết” (LG 59). Đức Maria không ngớt dấn thân trong nhiệm cục cứu chuộc, ngay cả khi về trời Mẹ vẫn tiếp tục bổn phận của Mẹ trong nơi “nhiệm cục ân sủng”: “Thực vậy, sau khi về trời, vai trò của Mẹ trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng Mẹ vẫn luôn tiếp tục cầu bầu để đem lại co chúng ta những ân huệ để đem lại chúng ta những ân huệ giúp chúng ta được phần rỗi đời đời. Với tình mẹ hiền, Mẹ chăm sóc những anh em của Con Mẹ đang lữ hành trên đường dương thế và đang gặp bao nguy hiểm thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời. Vì thế trong Giáo hội, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu: Trạng sư, Vị Bảo trợ, Đấng Phù hộ và Đấng trung gian” (LG 62). |